Chi tiết sản phẩm
Cây chùm ngây như các bạn đã biết rằng là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thường được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau để phục vụ và hỗ trợ con người trong cuộc sống hằng ngày. Công dụng của cây chùm ngây Đặc biệt lá chùm ngây vừa là thực phẩm giàu dinh dưỡng, vừa là nguồn dược liệu khá đặc biệt, có tác dụng kích thích tiêu hóa. Lá chùm ngây có thể ăn tươi hoặc nấu canh. Canh chùm ngây có hương thơm và vị ngậy, ăn rất ngon ngọt. Ngoài ra quả và hoa chùm ngây cũng được sử dụng vào nhiều mục đích chế biến các món ăn như sau. Hôm nay chúng tôi xin hướng dẫn bạn đọc một số mẹo chế biến các món ăn từ chùm ngây thơm ngon bổ dưỡng.
Món ăn từ chùm ngây
Hầu hết các bộ phận như lá, hoa, quả, hạt, rễ, thân của cây chùm ngây đều sử dụng làm thực phâm được. Lá, hoa và quả non của chùm ngây, với rất nhiều dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.
- Lá chùm ngây với hương vị tương tự rau ngót, tuy nhiên hàm lượng dưỡng chất gấp 5 lần rau ngót sử dụng được tuốt nấu canh suông (hoặc với thịt, tôm, cua, trai hến, nấm); ăn sống; trộn salad; xào trứng, thịt bò, thịt lợn; xay với sữa, đường làm nước sinh tố.
- Lá chùm ngây phơi khô tán bột có thể để rất lâu mà không mất dinh dưỡng, sử dụng cho nhiều món ăn như cháo, bột trẻ em, nhào bột bánh, pha nước uống ( có thể pha thêm 1 chút đường ).
- Hoa chùm ngây ăn sống, xào, nấu canh, phơi khô hãm uống như một loại trà cây chùm ngây
- Quả chùm ngây non cho hương vị gần giống măng tây hay đậu cô ve, có thể xào thịt bò, hầm xương, nấu canh.
- Hạt chùm ngây có nhiều dầu, rang ăn tương tự như lạc hoặc dùng để ép lấy dầu ăn. ( nếu rang lên thì ăn như đậu phộng )
- Rễ non chùm ngây ăn sống hoặc nghiền làm gia vị cay tương tự mù tạt.
Một số món ăn hay được chế biến món ăn từ chùm ngây
Người dân ta thường sử dụng rau chùm ngây ( lá )để chế biến các món ăn hằng ngày điển hình là 4 món ăn dưới đây
Rau chùm ngây nấu canh tôm
Nguyên liệu
– Rau chùm ngây: 100g,
– Tôm tươi: 200g lột vỏ, chẻ lưng, rút chỉ đen, băm nhỏ.
– Nước dùng: 500 ml.
– 2-3 cọng hành, băm nhuyễn.
– Hạt nêm: 1/2 muỗng canh
Cách làm
- B1. Hành phi vàng đến khi có mùi thơm hành chuyển sang màu ngả vàng
- B2. Cho tôm đã chẻ lưng vào xào cùng cho thơm xào khoảng 3 phút
- B3. Đổ nước dùng vào
- B4. Đun lửa lớn cho nước sôi bùng lên, tra hạt nêm vừa ăn, thả rau chùm ngây vào, nấu thêm 1 phút rồi nhấc xuống. Dùng nóng.
Canh rau chùm ngây
Bước này các bạn thực hiện như việc nấu canh rau ngót bình thường
Rau chùm ngây rán với trứng
Cách này mình thấy nhiều người hay dùng
Nguyên liệu
– Rau chùm ngây 50g rửa sạch vò nát
– 3 quả trứng gà hoặc trứng vịt đều được
– 2-3 cọng hành hoa tươi thái nhỏ
Cách làm
Các bạn đổ tất cả các nguyên liệu phía trên vào một cái bát to rồi cho gia vị muối và trộn đều tay rồi tiến hành cho vào chảo để rán như rán trứng bình thường.
Canh thịt lợn từ lá chùm ngây
Món này cũng khá là phổ biến
Nguyên liệu
– Rau chùm ngây 100g đã rửa sạch để ráo nước
– 500g thịt lơn đã băm nhỏ
– 1 Nhánh gừng nhỏ
Cách làm
Các bạn cho thịt lợn đã băm nhỏ cùng với 1 nhánh gừng đã dập vào chảo có chút dầu ăn rồi xào nhỏ lửa khoảng 5 phút rồi đổ nước vào cho gia vị muối và hạt nêm cho đến khi vừa. Khi nào nước sủi các bạn cho rau chùm ngây vào đun thêm khoảng 2 phút nữa là sử dụng được .
Ngoài ra các bạn cũng có thể chế biến canh xương lợn với rau chùm ngây cách làm cũng giống với cách làm với thịt lợn
Ngoài các món trên chúng ta còn một số món khác từ chùm ngây như
– Trộn dầu dấm như rau xà lách
– Nấu canh với nấm bào ngư hay thịt xay
– Làm sinh tố: 20g lá tươi xay chung với 2 muỗng cà phê đường, đá
Những lưu ý khi sử dụng những món ăn từ chùm ngây
Tuy nhiên, phần giàu dinh dưỡng nhất của chùm ngây là lá, cũng là thứ thường xuyên được sử dụng nhất để làm thực phẩm ở ta (ít người xài quả non, rễ, vỏ, hạt, hoa). Về cơ bản cách chế biến lá chùm ngây cũng khá tương tự rau ngót tuy nhiên những khuyến cáo sau đây hầu như ko bao giờ thừa:
1. Lá non ăn mềm hơn lá già nhưng hăng hơn và kém bùi hơn lá già. Nên sử dụng lá thật tươi, tốt nhất là vừa tuốt ra khỏi cây. Nếu bảo quản tủ lạnh ko nên để lâu, và phải bọc kín để tránh bay hơi nước khiến lá héo già.
2. Vò lá trước khi nấu cho lá mềm ra. Thả lá đã vò vào nồi, mở vung nồi khi nấu, sôi lại một lúc thì nhấc xuống. Nếu lá già thì đun lâu hơn một chút. Ko nên vừa thả rau vào đã nhấc xuống ăn sẽ hơi nồng.
3. Chỉ sử dụng lượng rau vừa phải. Quá nhiều thì vừa thừa dinh dưỡng vừa hăng nồng, ko ngon.
4. Cho gia vị vừa phải. Thường chỉ cần chút muối và hạt nêm
Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên sử dụng các món ăn từ cây chùm ngây
Chúc các bạn thành công