Cách phân biệt củ tam thất

Hiện nay trên thị trường có 3 loại tam thất

Loại thứ nhất hiếm và được nhiều người săn đón đó là : Tam Thất Bắc

Loại thứ hai đó là : Tam Thất Nam loại này thì ít được săn đón vì giá thành rẻ hơn và ít công dụng hơn

Loại thứ ba đó là : Tam Thất Rừng hay còn gọi là Tam Thất Hoang mọc nhiều trên rừng loại này hình dáng rất giống sâm ngọc linh nên nhiều người thường nhầm tưởng đó là sâm ngọc linh các bạn chú ý trong bài viết lần trước tôi đã nêu rõ cách phân biệt sâm ngọc linh thật giả các bạn nên xem qua để biết.

Tuy ba loại tam thất trên đều thuộc họ tam thất và tên gọi gần giống nhau nhưng khác nhau hoàn toàn về đặc điểm thực vật và tác dụng chữa bệnh.

Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều địa chỉ bán củ tam thất nam nhưng với giá rất cao, có những nơi bán đến cả triệu đồng, khiến người dùng tưởng đây là vị thuốc bổ (tam thất). Nhiều thương nhân đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng về các loại Tam Thất chiếm đoạt lòng tin của người mua và bán cho họ những loại kém chất lượng. Nguy hiểm hơn nữa đó là khi chúng ta mua bột tam thất nghiền sẵn, rất nhiều nơi quảng cáo bán bột tam thất bắc, nhưng bên trong chỉ toàn bột của củ tam thất nam loại rẻ tiền. Khiến ta mua nhầm phải một loại cây thuốc với giá quá đắt lại không có giá trị phù hợp với túi tiền người tiêu dùng bỏ ra.

Sau đây Rượu Ngâm Hà Nội xin hướng dẫn các bạn cách phân biệt cũng như cách nhận biệt củ tam thất.

Cách phân biệt các loại củ Tam Thất

Như đã nói phía trên họ tam thất chia làm 3 loại chính đó là tam thất bắc, tam thất nam, tam thất rừng tôi sẽ cùng các bạn phân tích sự khác nhau của từng loại trên để giúp các bạn có cái nhìn tổng thể hơn để nhận biết củ tam thất.

Tam Thất Bắc

Cùng nhau tìm hiểu về củ tam thất bắc

  1. Thuộc hệ nhân sâm sống lâu năm
  2. Lá mọc theo vòng gồm 3-4 lá một, lá nhỏ, có các răng cưa
  3. Hoa có: Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính tồn tại song song, hoa màu xanh ( mỗi cây có một chùm hoa duy nhất)
  4. Có quả khi chín màu đỏ, trồng bằng hạt ( một chùm quả duy nhất)
  5. Trồng từ 5 đến 7 năm mới được thu hái
  6. Củ sần sùi, có nhiều nhánh rễ Tam thất bắc thường có hình giống con ốc đá hay hình trụ
  7. Là một vị thuốc quý hiếm, được dùng nhiều trong y học như một vị thuốc bổ nên còn được gọi là sâm tam thất.
  8. Giá bán khá cao: khoảng 3 triệu đồng 1kg
  9. Theo những người có kinh nghiệm thì củ nào giống ốc đá, màu xám xanh hơi đen hoại nâu, bóng sáng là loại tốt.

Hình cây tam thất bắc

cay tam that

Hình quả tam thất bắc

qua tam that

Củ tam thất bắc mới thu hoạch

cu tam that tuoi

Củ tam thất bắc sau khi tỉa rễ và làm khô

cu tam that kho

Tam Thất Nam

  1. Cây thuộc họ gừng có tên gọi là tam thất gừng ( ngải năm ông ) sống hàng năm
  2. Cây không có thân
  3. Lá mọc thành từng tầu, lá to, phiến là thuôn dài chóp nhọn , không có răng cưa màu lục, lục pha nâu hay nâu tím, mép nguyên, lượn sóng
  4. Cụm hoa ở gốc, nằm ở bên lá; cuống hoa dài 6-8cm, ở phía cuối có một lá bắc hình ống, bao lấy hoa. Hoa 4-5 cái, có lá bắc và lá bắc con dạng màng. Tràng hoa màu trắng, họng vàng. Bầu nhẵn, chia 3 ô
  5. Không có quả, trồng bằng củ.
  6. Thu hái quanh năm
  7. Củ nhẵn, hơi tròn củ nhỏ bằng quả trứng chim xếp thành chuỗi, có rễ con dạng sợi
  8. Ít được sử dụng trong y học, không phải là một vị thuốc bổ
  9. Giá bán chỉ bằng 1/10 của tam thất bắc, tức 300.000đ/kg

Hình cây tam thất nam

cay tam that nam

Hình củ tam thất nam

cu tam that nam

Tam thất rừng, tam thất hoang

Tam thất rừng hay còn gọi là tam thất hoang. Là 1 loại thảo dược quý hiếm có cả tác dụng của tam thất bắc và sâm Ngọc Linh. Loại cây này mọc ở trên núi cao trên 1000m ở Hà Giang, Sapa

Hình dáng rất giống cây sâm ngọc linh mọi người chú ý

  • Hình dạng: củ thân ngầm dài loằng ngoằng, rất nhiều mắt, mỗi năm trên thân mọc thêm ít nhất 2 đến 13 mắt. Tam thất hoang không có củ gốc hoặc có nhưng rất nhỏ và chỉ có ít rễ con xung quanh.
  • Phân loại: Dựa trên màu sắc của lõi, tam thất hoang được chia thành 5 loại :  xám ghi – đỏ tía – vàng – xanh – trắng. Trong 5 loại chỉ có vàng và xám ghi là có thể sử dụng, 3 loại còn lại nếu dùng có thể gây ngứa cổ & phồng rộp miệng hoặc có thể gây chết người.

Hình ảnh tam thất rừng

cu tam that rung

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2015 Đồ Ngâm Rượu. Thiết kế Website bởi Sơn Anh. DMCA.com Protection Status